Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XV Mùa Thường Niên (Mt 11,20-24) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN XV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 11,20-24

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 2,1-15a

Cảnh trí chúng ta sắp đọc rất đẹp và cụ thể, như một truyện hay bằng tranh. Một huyền thoại Babylon kể lại cho chúng ta một câu truyện tương tự. Về việc Sargon sinh ra. Có thể tác giả sách Xuất Hành đã đưa câu truyện dân gian này vào lịch sử của Mô sê, để đề cao vài bài học về giáo thuyết. Điều đó không làm cho ta phải ngạc nhiên. Diễn biến ấy rất bình thường vào thời đó, và đối với chúng ta, ý nghĩa thần học là trước hết.

Một người mẹ Do Thái sinh một con trai, Thấy con trẻ khôi ngô tuấn tú, nàng giấu kín trong ba tháng.

Đừng quên bối cảnh Người ta bắt người Do Thái phải giết con họ.

Nàng liền lấy chiếc thúng trét nhựa thông, rồi bỏ đứa trẻ vào trong đem thả trong đám sậy ở bờ sông. Chị đứa bé đứng xa xa... Bấy giờ cô công chúa con Pharaô xuống tắm dưới sông. Khi thấy cái thúng mây ở giữa bụi sậy, nàng sai một nữ tỳ xuống vớt lên vừa mở ra, thấy một trẻ nam nằm khóc trong đó.

Đó đã là một bài học giáo thuyết xuyên qua cát chi tiết. Tại sao “công chúa con Pharaô " và không phải một người khác: đã khám phá ra. Có một phần khôi hài nơi Thiên Chúa. Chính Pharaô đã quyết định tiêu diệt người Do Thái lại sắp cứu vớt họ …mà không biết! Thiên Chúa xoay đổi các biến cố như thế đó. Những kẻ yêu mến Thiên Chúa, thì mọi sự đều giúp ích cho họ” (Rm 8,28).

Chúa hạ bệ những ai quyền thế Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhu " (Lc 1, 52).

Những kẻ quyền thế bị hạ xuống. Những kẻ bé mọn được nâng lên.

Một em bé khóc, chính nó sẽ thắng Pharaô. Tôi có biết chiêm ngưỡng công trình của Chúa trong các chi tiết nhỏ của cuộc sống không?

Nàng thương hại và nói: "Đây là đứa trẻ Do Thái”.

Nàng biết rõ sắc lệnh của vua cha.

Nàng dám làm điều ngoại lệ. Chính tình thương của nàng chủ động. Nàng theo cơn xúc động của trái tim… Nhưng cũng có thể là lương tâm nàng. Có những trường hợp mà lương tâm vượt qua lề luật. Đấy cũng là yêu sách của Antigôn chống lại các lề luật của cha nàng.

Hôm Nay, luôn xảy ra là một Kitô hữu hay chỉ là một người ngay thẳng cũng đi tới chỗ khước từ không tuân phục những việc mà họ xét là không thỏa hiệp được với Đức tin và những xác tín sâu xa của họ.

Phêrô đã nói: Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 4,9).

Chị đứa trẻ thưa với công chúa rằng? Bà có muốn tôi tìm cho bà một phụ nữ Do Thái, có thể nuôi đứa trẻ này không?

Đây là ba phụ nữ khai nguồn cho cuôc giải phóng khỏi sự nô lệ. Họ sẽ không chiếm hàng đầu trong bản hùng ca xuất hành, mà chính Môsê sẽ là “vị giải phóng" hậu sinh. Nhưng họ sẽ cho phép ông hoàn thành sứ mệnh. Tôi suy gẫm về điều đó. Mẹ của Môsê, chị của Mô sê, công chúa con Pharaô.

Các Kitô hữu thấy ở đó biểu tượng của Đức Maria.

Hôm Nay cũng còn, qua các biến cố giản đơn mà đôi khi Thiên Chúa can thiệp để cứu vớt. Người không đơn độc làm điều đó, nhưng làm với chúng ta, do chúng ta. Hôm Nay, tôi phải có những hành động cứu tinh nào… Thiên Chúa đợi chờ tôi cộng tác với Người điểm nào nhằm giải phóng anh em tôi để góp phần vào việc cứu rỗi?

Sinh một con trẻ. Cứu một trẻ em. Dạy dỗ một thiếu nhi.

Bài đọc II: Is 7,1-9

Isaia, dòng dõi quý tộc, sống tại Giêrusalem, thủ đô vương quốc Giu-đa, ông thuộc giới các thầy thông luật các nhà chính trị thành thạo, các nhà cố vấn đức vua ông thường xuyến tham gia vào việc chính trị của xứ sở. Như chúng ta đã thấy các ngôn sứ thường tham gia chính trị.

Điều này có thể làm sáng tỏ cuộc tranh luận hiện nay giữa Giáo hội và chính trị.

Vào thời Achaz, vua Giu-đa, Récine, vua Syrie liên minh với vua Saman, lên Giêrusalem để đánh thành. Khi trong đền vua, người ta biết được rằng đạo quân Syria đã hạ trại tại Ephraim, lòng vua và lòng dân run lên như các cây cối rung rinh trước gió.

Cuộc chiến bùng nổ. Vào năm 735 trước G.S. Giêrusalem bị bao vây cách mấy cây số trước khi bị tấn công dứt khoát. Toàn dân đều cuống quít hoảng sợ. Vua Achaz như điên dại thất đảm, đã dùng lửa tế sát đứa con ruột của mình cho thần Moloch ghê tởm (II vua 163): Họ đặt đứa bé trong cánh tay đỏ lửa của tượng thần! Đó là cuộc tế lễ của loài người. Chúng ta sẽ nói đó là một thời kỳ gây cấn. Nhưng Ngày Nay, thỉnh thoảng chúng ta làm gì để bảo vệ các quyền lợi quốc gia hay xã hội? Ai sẽ làm vật tế thần?

Đức Giavê phán với Isaia. Ngươi hãy đi tìm Achaz ở mút cống nước nơi bể thượng, trên đường đi đến ruộng của Foulon.

Vị vua khiếp sợ đang ở đó, tại khu hành quân ngoại thành Giêrusalem để kiểm soát các chuẩn bị cho việc phòng thủ thành.

Hãy an tâm đừng sợ, lòng chớ bủn rủn trước hai đuôi củi cháy dở còn khói, vua Syrie và vua Samurai.

Cảnh tượng phản thật hiển nhiên; vua thì hoảng hốt, vị ngôn sứ thì bình tĩnh sáng suốt. Isaia nghe tiếng Thiên Chúa, ngay giữa lòng “biến cố”: “Giavê phán với Isaia". Phải chăng tôi biết nghe tiếng Thiên Chúa nói với tôi qua những sự việc xảy đến cho tập thể, đụng chạm đến nhiều người. Đó là mục đích việc kiểm điểm đời sống để tìm nghe tiếng Chúa ngay giữa trung tâm các biến cố.

Hãy đi tìm Achaz với đứa con của ngươi tên là “Shéar Yashub" một đứa bé còn sót sẽ đến) (Un petit reste reviendra).

Cũng như các đứa con của Amos, các con của Isaia cũng có những tên gọi mang tính biểu tượng.

Đứa bé mà Isaia đem đến cho vua Achaz thay thế cho đứa con mà ông ta giết chết, mang tên của hy vọng. Không, tương lai của đất nước không hoàn toàn bị bóp nghẹt. Dẫu rằng vì rủi ro, dân thành Giêrusalem, sau khi bại trận, bị phát lưu, “một hầm nhỏ sẽ mọc lên”.

Bởi vậy, trên lĩnh vực chính trị, vị trí của Isaia không phải là chống cự gắt gao kẻ xâm lược, cũng không phải quả quyết tin vào sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa, cũng không phải kết hoà với Assyrie (đó là xu hướng nổi bật mà Azcha thực sự thi hành) nhưng là một niềm tin trần trụi, hy vọng vào một Thiên Chúa còn hiện diện ngay ở trung tâm các thất' bại. Mốt mầm nhỏ sẽ mọc lên. Đề tài về các di vật nhỏ bé này, sẽ trở nên một chủ đề thực sự của Kinh Thánh: Đó là một tia sáng nhỏ, vô địch, còn lại trong những ngày đen tối (Is 4, 3 -1 0 -2 0 -2 3 - 16, 14 - 24, 6 30,17- 37,4 - 45,20; Déntéronome 4,27-28-62 vv...).

Nếu các ngươi không vững tin, các ngươi sẽ không tồn tại.

Thật chính niềm tin là nấc thang giá trị của vị ngôn sứ dù khi ông can thiệp hoàn toàn vào chính trị. Đối với ông, các biến cố là tiếng mời gọi vào một đời sống tinh thần sâu sa, vào sự kết hiệp mật thiết hơn với Thiên Chúa.

BàI TIN MỪNG: Mt 11,20-24.

Sau diễn từ trên đây được trao ban cho các môn đệ, Mát-thêu ghi lại nhiều hoạt động của Đức Giêsu: đặc biệt, ta thấy Người tranh luận với các đối thủ... Khởi đi từ những biến cố cụ thể, Người "minh chứng rằng, trong những hoàn cảnh thực tế của cuộc sống đó, cần phải bày tỏ quyết định thuận " hay "nghịch " lại Người.

Đức Giêsu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối.

Đức Giêsu không phải là con người hèn yếu, Lời Người có lúc mang tính ngăn đe. Không, đời người không phải là một trò đùa, nhưng hết sức nghiêm chỉnh. Tự nó, đã hình thành một phán quyết. Nếp sống hàng ngày của ta: hoặc thuận theo Thiên Chúa, hay chối từ Người…

Từng mỗi phút giây, hành động của ta là một chọn lựa “thuận hay nghịch" với Thiên Chúa. Dĩ nhiên, ta không luôn nghĩ đến điều đó… Nhưng trong một ý nghĩa nào đó, lại là may mắn cho ta, vì nhờ thế ta được bớt giảm trách nhiệm, khiến Chúa dễ xót thương và tha thứ cho ta. Thực vậy nhiều hành vi xấu ta làm mà không mấy nhận thức. Làm xong, sực nhớ đến, thì việc đã rồi…

Bất cứ lúc nào, Thiên Chúa luôn có một ý định trên chúng ta. Trong mỗi lúc, ta đâu có thể biết ý của Thiên Chúa muốn ta làm gì. Vì thế, lúc nào cũng vậy, khi ta thực sự nghĩ đến, ta đều có thể sống thông hiệp với Thiên Chúa và phù hợp với thánh ý Người.

Lạy Chúa, hôm nay, Chúa đang chờ đợi gì nơi con?

Việc “kiểm vấn đời sống" mỗi chiều tối, có thể giúp ta rà soát lại thái độ của mình, xem đã ưa sống phù hợp hay chối từ Thiên Chúa.

Khốn cho ngươi hỡi khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bét-sai-đa!

Những lời chúc dữ trên là về đối ngược với “những mối phúc” mà Đức Giêsu đã tuyên bố trong những dịp khác.

“Phúc cho em, hỡi Maria…”

“Phúc cho những ai lắng nghe lời Thiên Chúa..."

“Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, ăn ở khiêm tốn, hiền lành, có tâm hồn trong sạch...”

Các thành bên bờ hồ Ti-bê-ri-át là những thành có nhiều dịp may được nghe Đức Giêsu giảng và chứng kiến phép lạ Người làm; hẳn phải có bổn phận lớn hơn đáp trả hồng ân mà Đức Giêsu đã trao ban cho họ. Đó là hạnh phúc dành cho họ. Thế những, thay vì đáp trả đúng đắn, họ lại khăng khăng chối từ và đón nhận bất hạnh.

Khốn cho những ai không lắng nghe Lời Thiên Chúa...".

Khốn cho ngươi là kẻ không biết quan tâm chú ý đến những biến cố, mà qua đó Thiên Chúa muốn báo hiệu và phán dạy ngươi...”

Phần tôi, tôi không thuộc số "những kẻ được đặc ân" trên, được may mắn nghe Đức Giêsu nhiều hơn sao? Tôi có nghiêm chỉnh thực thi trách nhiệm đáp trả trên không?

Những đặc ân, những may mắn tôi đã nhận được là gì? Điều đó khiến tôi phải hành động những gì đây?

Tia, Xi-đon, Xô-đô-ma và Gô-mô-ra... có lẽ đã sám hối, nếu họ đã nhận được những ân huệ như ngươi.. Đến ngày phán xét, họ sẽ được xử khoan hồng hơn ngươi.

Các thành Do Thái tọa lạc trên bờ hồ (Kho-ra-đin, Bét-xai-đa) được Chúa đối chiếu với những thành dân ngoại phía bắc cũng như phía nam (Tia, Xi-đon, Xơ-đon, Gô-mô-ra). Vào thời Đức Giêsu, những thành này là biểu tượng cho nếp sống trụy lạc và cao ngạo...

Do đó, Đức Giêsu báo động rằng, hình phạt dành cho những thành đó còn nhẹ nhàng hơn là hình phạt giáng xuống trên những thành đã lãnh nhận -Tin Mừng. Đúng vậy, bởi vì họ chưa nhận biết Đức Giêsu, nên còn có nhiều vô tri khi làm những gì vô luận và ác độc!

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa khiển trách dân thành cứng lòng tin.

HOÀN CẢNH:

Có một số dân thành ở bờ hồ Ti-bê-ri-a, được nghe lời giảng và được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm mà không trở lại, nên Chúa đã khiển trách cách nặng.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giê Su khiển trách dân thành Kho-ra-din, Bét-sai-đa và Ca-phác-na-um về tội cứng lòng tin.

TÌM HIỂU:

20 “Người bắt đầu quở trách các thành…”:

câu mở đầu này nêu lên lý do những lời khiển trách của Chúa Giê-su: Các thành được nói đến ở đây đều được nghe Chúa giảng và được chứng kiến phần lớn các phép lạ Chúa làm, nhưng họ đã cứng lòng tin và đã không hối cải.

21-22 “Khốn cho ngươi …”:

kiểu nói “khốn” ở đây không mang ý nghĩa như một lời nguyền rủa, vì Đức Giê Su chỉ có ý bắt chước các kiểu nói của các ngôn sứ thời xưa, thường tỏ ra nuối tiếc nếp sống tinh thần sa đọa của Ít-ra-en, để lên án những dân thành cứng lòng tin. Vì vậy ở đây có thể hiểu rằng Chúa tỏ ra nuối tiếc hơn là nguyền rủa.

Hai câu này nhắm tới dân thành Kho-ra-din và Bết-sai-đa. Đức Giê Su qủa quyết rằng hai thành Tia và Sidon đều là dân ngoại, nhưng nếu họ được chứng kiến các phép lạ của Chúa như ở Khu-ra-din và Bét-sai-đa, thì họ đã hối cải và ăn năn trở lại. Vì thế, họ sẽ được phán xét khoan dung hơn các thành Do Thái là Kho-ra-đin và Bét-sai-da chai lì này!

23-24“Hỡi Ca-phác-na-um…”:

hai câu này nhắm vào thành Ca-phác-na-um, là thành có nhiều đặc ân của Chúa ban cho, nên lời quở trách có tính cách nặng hơn. Chúa đã so sánh dân thành này với thành Xơ-đôm, là thành ngoại giáo tội lỗi. Sự so sánh này nói lên tính cách trầm trọng sự cứng lòng tin của dân thành Ca-phác-na-um.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Chúa Giê-su so sánh hai người thành Do Thái là Kho-ra-din và Bét-sai-đa với hai thành người ngoại là Tia và Sidon. Sự so sánh không có ý nói đến sự việc thực tế về tình trạng của dân thành cho bằng thái độ của dân thành. Quả vậy, sự nặng nề do tội của hai thành này ở thái độ chai lỳ cố chấp không trở lại, không sám hối.

- Người Kitô hữu đã được học hỏi, được nghe giảng dạy … mà không sám hối thì tội của họ sẽ trầm trọng hơn lương dân không sám hối.

- Chúa Giê-su so sánh sự trầm trọng do tội của dân thành Ca-phác-na-um với dân thành Xơ-đôm tội lỗi, là để nêu cao tính cách trầm trọng của tội bội bạc ơn Chúa.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Khốn cho ngươi …”:

- Chúa than trách khi chúng ta không hoán cải đời sống, không ăn năn sám hối tội lỗi, không quyết tâm thánh hóa bản thân.

- Chúa cũng than trách khi chúng ta không biết đón nhận ơn Chúa qua các bí tích, qua Hội Thánh, qua những sự quan phòng của Chúa chăm sóc chúng ta phần hồn phần xác, để thánh hóa bản thân và thánh hóa tha nhân.

- Chúa cũng than trách khi chúng ta sống không tốt bằng những anh em lương dân, những người không được may mắn dạy dỗ, giáo huấn như chúng ta.

- “… đến ngày phán xét thành Tia và Si-đon còn được sử khoan dung hơn các ngươi”:

- Về phương diện tinh thần và tâm linh, Chúa trao cho chúng ta những nén bạc lớn hơn những người lương dân, nhưng chúng ta không sử dụng để sinh lời cho phần rỗi của mình và tha nhân, nên trong ngày phán xét, chúng ta sẽ bị phán xét nặng hơn. Điều này cảnh giác khi chúng ta bỏ sót những việc lành, sao lãng những việc bổn phận và bỏ bê việc chăm lo phần rỗi cho mình và tha nhân.

- Trong ngày phán xét, Chúa phán xét theo những việc ta làm hơn là những gì chúng ta có. Vì thế chúng ta không được tự mãn, tự hào về những phương diện hoàn cảnh và tình trạng sống đạo của chúng ta, nhưng phải biết nỗ lực sử dụng những phương tiện, hoàn cảnh và tình trạng thuận tiện đó, để thánh hóa bản thân và nhờ đó cũng thánh hóa tha nhân nữa.

2. “Hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận Trời ư? … Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ!”:

Điều này cảnh cáo chúng ta khi chúng ta có được nhiều ưu đãi cho đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh mà xao lãng việc lo phần rỗi cho mình và tha nhân.

- Chúng ta đừng tự mãn cách lạc quan về những gì chúng ta đang có.

- Chúng ta phải ý thức trách nhiệm: càng được nhiều thì càng bị đòi hỏi nhiều hơn …

- Trong những hoàn cảnh thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần, chúng ta đừng quá lo lắng đòi hỏi, vì Chúa không đòi hỏi những gì chúng ta không có, nhưng Người đòi hỏi những gì chúng ta có mà không làm cho sinh lời ra.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.